33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng
younglion@donga.edu.vn
0918.054579 - 0901.531986
Mon - Fri : 8AM - 9PM

Trí tuệ cảm xúc: Tận dụng trí tuệ cảm xúc của bạn và để trí tuệ cảm xúc dẫn dắt sự nghiệp của bạn thành công

02/05/2024

Có nhiều người nhận định trí tuệ cảm xúc là một siêu năng lực trong công việc. Người ta nhận thấy 95% người làm việc hiệu quả nhất có trí tuệ cảm xúc cao.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng (1) hiểu, (2) sử dụng và (3) quản lý cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột. 

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, thành công ở trường học và nơi làm việc cũng như đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân của bạn. 

Trí tuệ cảm xúc thường được xác định bởi bốn thuộc tính:

Quản lý bản thân – Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh, chủ động, thực hiện đúng cam kết và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi.

Tự nhận thức – Bạn nhận ra cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn. Bạn biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và có sự tự tin.

Nhận thức xã hội –Bạn có thể hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác, nắm bắt các tín hiệu cảm xúc, cảm thấy thoải mái khi giao tiếp xã hội và nhận ra động lực trong một nhóm hoặc tổ chức.

Quản lý mối quan hệ – Bạn biết cách phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt, giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng đến người khác, làm việc nhóm tốt và quản lý xung đột.

Một số hành vi thể hiện trí tuệ cảm xúc 

• Không né tránh những cuộc trò chuyện khó khăn. Những cuộc nói chuyện khó khăn giúp chúng ta phát triển và tìm được các giải pháp tốt đẹp hơn.

• Không gạt bỏ lời người khác nói. Phải lắng nghe ý kiến của người khác để tôn trọng họ và thấy được ý kiến tốt của các thành viên khác.

• Không phải là bạn luôn đúng. Mỗi người đều có những lúc mình đúng nhưng vẫn có lúc sai lầm. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan tự cho luôn là đúng và mọi ý kiến khác đều sai.

• Không luôn che đậy lòng mình để làm việc. Khi được giao nhiệm vụ, mọi người đều mong muốn hoàn thành công việc của mình cho dù công việc đó mình không ưa thích, khó khăn. Người có chỉ số EQ cao thể hiện quan điểm của mình một cách tích cực và để giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn.

• Không phản ứng mà không suy nghĩ: Trước khi phản ứng điều gì (đặc biệt những điều khó khăn, quan trọng) người có chỉ số EQ cao thường suy nghĩ đến tận cùng rồi mới hành động. 

• Không chỉ quan tâm đến mặt lợi: Trong mọi tính huống đều có cái lợi và cái bất lợi. Người có chỉ số EQ cao không chỉ quan tâm đến cái lợi mà quan tâm đến cái bất lợi, và đặc biệt quan tâm đến cái trước mặt và lâu dài 

• Không vội kết luận. Cần có nhiều cái nhìn ở các góc cạnh khác để đưa đến kết luận

• Không phớt lờ cảm giác của bạn. Cảm giác của bản thân nói lên cho chúng ta biết ý nghĩa của sự kiện, do đó nên tôn trọng và hiểu sâu ý nghĩa của cảm giác đó.

Vậy một người có trí tuệ cảm xúc thực sự làm những điều:

• Hiểu rõ bản thân

• Sống trong hiện tại êm dịu

• Có sự đồng cảm với người khác

• Xây dựng văn hóa tôn trọng

• Kiểm soát cảm xúc của bạn

• Giải quyết những bất đồng một cách suôn sẻ

• Tạo điều kiện để mọi người dễ dàng nói lên ý kiến của mình

• Vui mừng cho người khác khi họ làm tốt

Nếu bạn muốn trở thành người có thành tích cao nhất trong công việc, hảy phát huy Trí tuệ Cảm xúc của bạn. Lúc đó bạn sẽ:

 Làm việc trở nên thích thú hơn, không có cảm giác mệt mi. Từ đó bạn có khả năng đưa ra được các ý tưởng tốt và làm việc nhiệt tình hơn.

 Lãnh đạo nhóm tốt hơn. Sử dụng EQ để tạo mối quan hệ với nhóm giúp bạn hiểu nhóm tốt hơn và đưa ra các quyết định tốt hơn.

 Làm cho nhóm của bạn mạnh mẽ hơn. Với các hoạt động cụ thể phát huy trí tuệ cảm xúc, bạn làm cho nhóm đoàn kết hơn và tạo động lực tốt cho nhóm cùng hướng đến mục tiêu.

                            BS CKII Lâm Tứ Trung

.                              Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam 

                                                                      Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo kỹ năng mềm Young Lion

© Young Lion, All Right Reserved.
Designed By UDA