11/09/2024
1. Quản lý cảm xúc là gì?
Quản trị cảm xúc là một nhánh quan trọng của thông minh cảm xúc (EQ), đề cập đến khả năng kiểm soát ,điều chỉnh và cân bằng cảm xúc bản thân thông qua nhiều phương diện khác nhau. Mục đích là giúp mỗi người hành xử đúng mực, đưa ra quyết định sáng suốt và giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa. Nhờ đó, phát triển tốt các mối quan hệ xung quanh, nhất là trong công việc lẫn cuộc sống.
2. Vì sao mỗi người cần quản trị cảm xúc cá nhân?
Có 4 lý do tại sao chúng ta phải nhận diện và làm chủ cảm xúc bản thân:
Quản lý cảm xúc để hành xử đúng mực: Nếu học được cách quản lý cảm xúc, bạn có thể loại bỏ áp lực và vấn đề gây phiền muộn trong đời sống, công việc. Ngoài ra, cân bằng tốt cảm xúc giúp mỗi người có suy nghĩ thấu đáo, hạn chế hành động nóng vội làm tổn thương đến người khác.
Quản lý cảm xúc để sống hạnh phúc hơn: Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, khi một người biết quản trị cảm xúc thì có thể nhận được niềm vui và hạnh phúc lâu dài. Ngược lại, đối với người dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối thường cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần lẫn sức khỏe.
Quản lý cảm xúc để phát triển các mối quan hệ tốt hơn: Người có khả năng quản trị cảm xúc luôn hiểu rõ cảm xúc của người khác, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp và biết cách nuôi dưỡng chất lượng của các mối quan hệ xung quanh.
Quản lý cảm xúc giúp ích hơn trong công việc: Kỹ năng quản lý cảm xúc tốt giúp bạn dễ dàng giải quyết xung đột với đồng nghiệp và khách hàng hiệu quả, cũng như thích ứng tốt trước nhiều thay đổi bất ngờ.
3. Điểm danh 7 kỹ năng quản lý cảm xúc giúp bạn sống hạnh phúc
Khả năng quản lý cảm xúc được tạo ra từ quá trình trải nghiệm và rèn luyện đều đặn. Theo đó, bạn có thể thực hành các cách sau để quản trị cảm xúc tốt hơn:
3.1. Gọi tên cảm xúc của mình (giúp bạn nhận thức về cảm xúc mình đang có)
Gọi tên cảm xúc bản thân giúp mỗi người giảm bớt giận dữ khó chịu, đối với những điều mình không thích, từ đó bình tĩnh và đưa ra phương án đối diện phù hợp nhất. Bạn có thể tự xác định tâm trạng hiện tại bằng cách trả lời một vài câu hỏi như:
Dừng lại để quan sát, gọi tên cảm xúc và hỏi mình có thể tốn nhiều thời gian thực hiện giai đoạn đầu, nhưng chỉ cần kiên trì sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nhận thức về mình và từ đó quản trị cảm xúc của mình hiệu quả hơn.
3.2. Đón nhận cảm xúc của bản thân
Nhiều người cho rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc tốt chính là phải khống chế hoặc kìm nén những gì đang cảm nhận. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi cảm xúc được kìm nén quá lâu có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Cách tốt nhất là chúng ta nên thấu hiểu và chấp nhận thế giới cảm xúc của mình.
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho rằng, gọi tên và đón nhận được cảm xúc (nhất là những cảm xúc khó chịu) góp phần kiểm soát cảm xúc, giải toả tâm trạng tốt hơn. Thêm vào đó, thực hiện thói quen này giúp bạn có trách nhiệm và lý trí trong hành động, không cư xử đầy cảm tính để tránh mọi việc trở nên tồi tệ.
3.3. Hít thở sâu
Hít thở sâu cũng là một cách cân bằng cảm xúc hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Theo đó, hít thở sâu hỗ trợ duy trì tâm trí tích cực, đồng thời còn kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, tăng sản xuất hormone hạnh phúc, giúp bạn dễ chịu và bình tĩnh hơn.
Bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật hít thở sâu dưới đây nhé:
3.4. Viết nhật ký
Không đơn giản là một quyển sổ ghi lại ngày hôm nay như thế nào, nhật ký còn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Theo đó, quá trình viết nhật ký kích thích hoạt động của não bộ bên trái, loại bỏ phiền muộn trong cảm xúc và giúp tinh thần thư thái hơn. Hoạt động này đôi khi còn kích hoạt đến não bộ bên phải, giúp bạn xem xét sự việc thấu đáo và có hướng giải quyết đúng đắn.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Affective Disorders cho biết, viết nhật ký còn hỗ trợ giảm triệu chứng trầm cảm ở những người bị rối loạn cảm xúc nặng. Bạn có thể dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày để viết hoặc vẽ lại những gì đã trải qua. Tuy nhiên, hãy ưu tiên viết nhật ký trên giấy, sẽ giúp bạn tập trung và sáng tạo hơn nhiều so với việc gõ chữ trên máy tính.
3.5. Thực hành thiền, chánh niệm
Đây là một trong những cách đơn giản đưa tâm trí trở về hiện diện với cơ thể trong thời khắc hiện tại, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, tĩnh tâm lại, quản trị cảm xúc bản thân.
Khi ngồi thiền, hãy thả lỏng cơ thể, khép hờ mắt, đồng thời tập trung điều chỉnh nhịp thở để từ từ loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thiền với nghe nhạc không lời nhẹ nhàng, để cảm thấy thư giãn và điềm tĩnh hơn.
3.6. Nghe podcast hoặc đọc sách về quản lý cảm xúc
Podcast là một tệp chia sẻ nội dung dạng nói, cung cấp kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bằng cách lắng nghe podcast mỗi ngày (nhất là podcast về chủ đề quản lý cảm xúc), bạn có thể học hỏi từ người khác bí quyết kiểm soát tâm trạng hiệu quả, làm chủ và quản lý được bản thân, cũng như biết cách khắc phục thiếu sót để phát triển bản thân mình trở thành phiên bản tốt nhất.
Ngoài podcast thì sách cũng là kho tàng tri thức mở mang trí tuệ và làm đẹp tâm hồn. Đọc sách còn có tác dụng xoa dịu mọi căng thẳng, khó chịu trong cảm xúc, giúp mỗi người bình tâm hơn để hành xử đúng mực và duy trì tốt các mối quan hệ với người khác.
3.7. Thể hiện cảm xúc đúng thời điểm
Chúng ta có quyền được buồn, được khóc, được phản ứng trước tình huống khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, để không làm tổn thương đến người khác và khiến bản thân chịu thiệt, mỗi người nên chú ý thể hiện cảm xúc khôn ngoan, đúng thời điểm.
Cụ thể, bạn đừng hành động mất bình tĩnh ngay lập tức, mà cần cho bản thân một ít thời gian để nhìn nhận sự việc vừa xảy ra. Sau đó, hãy cố gắng điều hướng, thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Nhờ vậy, cảm xúc và hành vi thể hiện bên ngoài cũng phần nào được kiểm soát tốt hơn, tránh gây ra xung đột không đáng có.