Lòng biết ơn và sức khoẻ tinh thần
13/09/2024
Thực hành lòng biết ơn cũng là yếu tố bảo vệ tuyệt vời. Chương trình sơ cứu sức khỏe tâm thần (MHFA) định nghĩa yếu tố bảo vệ là "thứ gì đó làm giảm khả năng một người bị ảnh hưởng xấu bởi một hoàn cảnh hoặc rối loạn". Sự bảo vệ này có thể giúp ích trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm các thách thức về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
Vậy để thực hành lòng biết ơn một cách chân thành chúng ta chú ý đến các câu hỏi sau:
- Bạn tỏ lòng biết ơn ai? Có thể là nhân vật quan trọng, gia đình,bạn đời, bạn bè, thú cưng hoặc ngay cả người xa lạ. Dành một một khoảng thời gian để ghĩ đến những người này và sau đó liệt kê 1 hoặc 2 người bạn nghĩ đến họ. Không quan trọng họ còn sống hay đã qua đời. Để cho họ biết thông điệp mà bạn biết ơn họ.
- Bạn biết ơn cái gì? Hành vi tử tế, lời động viên, công việc, kinh tế và các hỗ trợ khác hoặc ngay cả những ân huệ nhỏ. Làm như vậy giúp bạn nhớ đến các điều tốt lành khi bạn trầm buồn (lúc bạn chỉ nhớ lại các điều xấu xa).
- Khi nào bạn tỏ lòng biết ơn: Thực hiện hằng ngày, hằng tuần và mọi lúc. Vì thực hành tâm lý học tích cực giúp cải thiện hạnh phúc cho bản thân. Thực hành 3 điều tốt: mọi ngày, trước khi đi ngủ, bạn thể hiện sự biết ơn 3 điều mà bạn đã trải nghiệm trong ngày. Bạn thử làm đi, sẽ thấy hiệu quả của nó.
- Bạn tỏ lòng biết ơn như thế nào? Bạn có thể viết ra, định tâm về nó hoặc chia sẻ với người khác. Tạo thói quen diển tả sự biết ơn ngay cả những điều nhỏ nhất.
Khi thể hiện lời biết ơn bạn nên đề cập đến những nội dung nào:
- Biết ơn ai?
- Biết ơn điều gì?
- Điều đó giúp bạn cái gì?
- Cảm nhận của bạn là gì?
Ví dụ: cảm ơn bạn A, bạn đã góp ý cho tôi về công việc này, nhờ đó tôi đã giải quyết được công việc, bạn quá tốt với tôi, cảm ơn bạn
Bạn thu nhận được gì qua lời cảm ơn:
- Tạo được mối quan hệ tốt với người hỗ trợ bạn.
- Thấy được hành vi, suy nghĩ tốt và học tập theo các hành vi – suy nghĩ đó.
- Cảm nhận mặt tốt từ đó thay đổi cái nhìn về thế giới xung quanh.
- Mất cảm giác cô đơn.
- Có nghị lực để vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. . Theo BSCKII Lâm Tứ Trung - Phó chủ tịch hội tâm lý - trị liệu Việt Nam