33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng
younglion@donga.edu.vn
0918.054579 - 0901.531986
Mon - Fri : 8AM - 9PM

Đôi nét về sức khoẻ tinh thần nơi làm việc

25/09/2024

  1. Sức khỏe tâm thần là gì:

Sức khỏe con người gồm hai phần: sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần gồm các thành phần sau: 

  • Tri giác/cảm giác: những gì chúng ta cảm nhận được thế giới bên ngoài ( nghe tiếng nhạc, thấy được người..)
  • Tư duy: quá trình suy nghĩ và thể hiện qua lời nói.
  • Cảm xúc: thái độ của con người trước một kích thích bên ngoài.
  • Hành vi: Phản ứng của con người khi đáp ứng với kích thích để hoàn thiện một mục đích nào đó.
  • Trí nhớ: khả năng ghi nhận và nhớ lại các thông tin.
  • Chú ý: khả năng tập trung để ghi nhận một sự việc nào đó.

Một người có sức khỏe tâm thần tốt khi:

  • Cảm thấy thoải mái.
  • Tin vào giá trị và phẩn chất của bản thân và người khác
  • Biết gây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác.
  • Phản ứng cảm xúc và hành vi phù hợp với hoàn cảnh.
  • Có khả năng vượt qua các căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống.
  1. Khi nào chúng ta có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Khi các phản ứng tâm lý của bản thân có các biểu hiện sau thì chúng ta nghĩ mình có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe tâm thần:

  • Các biểu hiện quá mức
  • Thể hiện trong một thời gian kéo dài.
  • Các biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng của bản thân: suy giảm khả năng làm việc, thực hiện các công việc trong gia đình và sinh hoạt xã hội.

Ví dụ như buồn là phản ứng thông thường của con người trước một sự cố, tuy nhiên nếu buồn ở mc độ cao, kéo dài hơn 2 tuần và làm cho chúng ta không thể làm việc, không thể chăm sóc gia đình và không muốn giao tiếp với bạn bè; lúc này chúng ta nghĩ mình có thể bị trầm cảm.

  1. Tại sao cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần nơi làm việc? 

Khi một người lao động có sức khỏe tâm thần tốt, họ không chỉ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn có khả năng đưa ra các ý tưởng tốt để phát triển công việc nơi làm việc.

Tuy nhiên ngoài các nguyên nhân tâm lý trong cuộc sống hằng ngày, tại nơi làm việc có một số yếu tố làm cho các vấn đề sức khỏe tâm thần nảy sinh. Ví dụ như áp lực công việc, các mối quan hệ nơi làm việc..

Khi bị các vấn đề sức khỏe tâm thần, chất lượng công việc sẽ giảm và năng suất giảm. Bên cạnh đó số ngày ngh vì vấn đề sức khỏe tâm thần tăng. Đặc biệt khi bị các vấn đề sức khỏe tâm thần mối quan hệ tại nơi làm việc sẽ d phát sinh.

                        

  1. Làm thế nào để nâng cao sức khỏe tâm thần nơi làm việc: Để nâng cao sức khỏe tâm thần chúng ta nên:
  • Khi đánh giá một vấn đề nên thấy được cả mặt tích cực ln tiêu cực của nó. Thấy được mặt tích cực để tạo cảm giác lành mạnh và phát triển; đồng thời nhận thức được mặt tiêu cực để tìm cách thay đổi.
  • Cân bằng giữa hoạt động phải làm và thích làm; 
  • Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Tập các kỹ thuật thư giãn và tĩnh tâm
  • Tăng kỹ năng giao tiếp và thường xuyên chia sẻ các vấn đề với người đồng nghiệp.
  1. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nơi làm việc:
    1. Trầm cảm: 
  • Có các biểu hiện sau:
    • Buồn
    • Giảm hứng thú
    • Mất ngủ
    • Mệt mi
    • Ăn uống kém
    • Giảm tập trung
    • Người chậm chạp
    • Tự đánh giá bản thân 
    • Suy nghĩ về cái chết
  • Kéo dài 2 tuần
  • Ảnh hưởng đến công việc- hoạt động gia đình- hoạt động xã hội
    1. Stress:
  • Khi đối diện với một khó khăn trong cuộc sống
  • Các biểu hiện cơ thể
  • Ảnh hưởng đến công việc- hoạt động gia đình- hoạt động xã hội
    1. Lo âu.
  • Các biểu hiện:
    • Bồn chồn- lo lắng
    • Suy nghĩ nhiều về những điều sẽ xảy ra
    • Không có khả năng kiểm soát được ni lo lắng
    • Các biểu hiện cơ thể của stress
  • Thời gian kéo dài vài tháng
  • Ảnh hưởng đến công việc- hoạt động gia đình- hoạt động xã hội
    1. Rối loạn giấc ngủ:
  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không thẳng gic, dậy sớm (thời gian ngủ giảm nhiều)
  • Chất lượng giấc ngủ không tốt (ngủ có ác mộng, không sâu, thường xuyên tỉnh giấc)
  • Sáng dậy mệt mi
  • Kéo dài
  • Ảnh hưởng đến công việc- hoạt động gia đình- hoạt động xã hội
    1. Đau nhức không có nguyên nhân:
  • Đau nhức nhiều vị trí trong cơ thể.
  • Tính chất và mức độ thay đổi 
  • Kiểm tra không phát hiện nguyên nhân thực tổn.
  • Liên quan đến tâm trạng 
  1. Làm thế nào để nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần nơi làm việc:
    1. Tự so sánh cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của bản thân so với trước: Có sự thay đổi-thay đổi này kéo dài- thay đổi ảnh hưởng đến chức năng sống.
    2. Tự đánh giá các bảng câu hỏi sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần: Trong các trang web chăm sóc sức khoe tâm thần có các bảng tự đánh giá. Tự làm và tự nhận xét kết quả.
    3. Tham khảo ý kiến của người thân, các người trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của đơn vị: Khi tự đánh giá có thay đổi nên tìm đến ngay các người trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nơi làm việc để tham khảo.
    4. Tham khảo các ý kiến chuyên gia
  2. Các phương pháp hỗ trợ khi có vấn đề sứe khỏe tâm thần nơi làm việc:
    1. Các liệu pháp tâm lý: Thông qua các tư vấn của người có chuyên môn, bệnh nhân biết được bản chất của vấn đề và học được các kỹ năng, từ đó luyện tập để vượt qua các vấn đề tâm lý của bản thân
    2. Sử dụng thuốc: Tùy theo các vấn đề sức khỏe tâm thần, các bác sĩ sẽ cho sử dụng các thuốc phù hợp để giảm đi các triệu chứng của bệnh nhân.
    3. Nâng đỡ của nơi làm việc: Phục hồi chức năng là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân quay về cuộc sống với các chức năng trước đây. Trong đó phục hồi chức năng nghề nghiệp là quan trọng. Vì vậy việc xây dựng môi trường làm việc để nâng đỡ người bệnh rất quan trọng.
  3. Vai trò của người lao động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nơi làm việc:
    1. Tự bảo vệ bản thân: Chủ động tham gia các hoạt động để hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần, từ đó tự nâng cao sức khỏe tâm thần và tự phát hiện các vấn đề của bản thân.
    2. Tạo không môi trường lành mạnh, tích cực nơi làm việc: Mỗi người lao động có sức khỏe tâm thần tốt sẽ là một thành viên quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và tạo không khí tích cực nơi làm việc. 
    3. Hỗ trợ cho đồng nghiệp trong phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ tâm thần, phục hồi sau khi bị các vấn đề sức khỏe tâm thần: Khi nắm được các kiến thức về sức khỏe tâm thần, mi người lao động sẽ biết cách phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần và đồng thời biết cách hỗ trợ cho những người có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Từ đó họ có thể có các cách hỗ trợ phù hợp.
    4. Phản hồi chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần nơi làm việc để cải thiện chương trìnhSau khi tham gia chương trình, người lao động hiểu được ý nghĩa của chương trình và mong muốn chương trình đem đến kết quả tốt hơn. Do đó người lao động sẽ chủ động phản hồi các hoạt động của chương trình, để chương trình được cải thiện hơn.

© Young Lion, All Right Reserved.
Designed By UDA